Các cấp phân loại Hệ_thống_phân_loại_sinh_vật

Theo đề nghị của nhà bác học Thụy Điển Carolus Linnaeus (1707-1778), hội nghị quốc tế các nhà sinh vật học đã thông qua hệ thống các đơn vị phân loại từ thấp lên cao như sau:

  • Loài: Là đơn vị cơ bản của hệ thống các đơn vị phân loại kể trên. Nó tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng không gian xác định, giống nhau về các dấu hiệu hình thái, sinh học và sinh thái. Các cá thể của loài này cách biệt về phương diện sinh sản với các cá thể của loài khác.
  • Giống/Chi: Bao gồm một hoặc là tập hợp của một số loài có nhiều đặc điểm chung và có điều kiện sống gần giống nhau. Tương tự như vậy, một giống/chi hoặc tập hợp của một số giống/chi gần gũi tạo thành một họ; một hoặc tập hợp của một số họ gần gũi - một bộ; một hoặc tập hợp của một số bộ gần gũi - một lớp; một hoặc một tập hợp của một số lớp gần gũi - một ngành; tập hợp của một số ngành gần gũi - một giới.

Tên khoa học của các cấp phân loại được thống nhất viết theo chữ Latin như sau:

Trong nhiều trường hợp các cấp phân loại cơ bản nêu trên không đáp ứng được mức độ chi tiết của công tác phân loại sinh học, nên người ta đã sử dụng thêm các cấp phân loại trung gian. Để gọi tên các cấp phân loại trung gian này người ta đặt tiền tố "phụ"/phân hoặc "liên"/siêu vào trước tên gọi của cấp phân loại chính thức. Tên gọi cấp phân loại trung gian thấp hơn so với cấp chính thức có tiến tố "phụ"/phân (tiền tố Latin là Sub-). Tên gọi cấp phân loại trung gian cao hơn so với cấp chính thức có tiến tố "liên"/siêu (tiền tố Latin là Super-). Nhờ có hệ thống phân loại sinh vật mà người ta có thể biết vị trí của mỗi cá thể trong cây huyết thống từng nhóm sinh vật.